Hiểu sao cho đúng về biển báo ‘hết cấm vượt’, để không bị phạt?
Ứng dụng tuyệt kỹ này, họa sĩ Tú Duyên sáng tác tranh với nhiều đề tài, trong đó nổi bật lên 3 chủ đề chính là: các nhân vật lịch sử, điển hình là bức Thà làm quỷ nước Nam lấy cảm hứng từ người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng; khai thác đề tài từ ca dao, dân ca, các tác phẩm văn học, ví như: Kim Vân Kiều, Chinh phụ ngâm… và lấy cảm hứng từ nét đẹp người phụ nữ Việt Nam như tác phẩm Thiếu nữ sau bức rèm, Thiếu nữ qua đình…Chặng đường 10 năm 'thay da đổi thịt' của bóng rổ Việt Nam
Sáng 22.1, Tỉnh ủy Hà Giang đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định phân công, chỉ định ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định, tặng hoa chúc mừng ông Hầu A Lềnh nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.Ông Hầu A Lềnh (52 tuổi), quê quán tại TX.Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trình độ thạc sĩ khoa học nông nghiệp, cao cấp chính trị. Ông Hầu A Lềnh là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa: X, XI (dự khuyết); XII, XIII.Ông Hầu A Lềnh là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, trải qua nhiều vị trí công tác từ địa phương tới T.Ư, như: Trợ lý nghiệp vụ Cục 16, Tổng cục II (Bộ Quốc phòng); cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy Sa Pa; Bí thư Huyện đoàn Sa Pa; Bí thư Huyện ủy Sa Pa; Phó bí thư Tỉnh ủy Lào Cai rồi Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, IX.Từ tháng 4.2021 tới nay, ông Hầu A Lềnh được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.Trước đó, từ tháng 5.2023, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang sau khi ông Đặng Quốc Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ TN-MT.Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc cho biết, Bộ Chính trị đánh giá ông Hầu A Lềnh là cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và có tư duy nhạy bén, phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết liệt, sâu sát cơ sở. Việc ông Hầu A Lềnh được Bộ Chính trị giao trọng trách mới là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang thể hiện sự tin tưởng, ghi nhận của Bộ Chính trị đối với ông.Trưởng ban Nội chính T.Ư cũng đề nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, lãnh đạo các cấp, các ngành trong toàn tỉnh Hà Giang tăng cường đoàn kết, cùng ông Hầu A Lềnh gánh vác công việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hà Giang.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ việc được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang là sự ghi nhận, tin tưởng của Bộ Chính trị, cũng là trọng trách được Đảng, Nhà nước giao.Ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, ông Hầu A Lềnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của T.Ư và các bộ, ngành. Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng hứa sẽ cùng với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trong các nhiệm kỳ vừa qua, phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các năm tiếp theo.
Nhóm người hành hung tài xế xe buýt trước trạm CSGT
Ngày 2.1, UBND TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Tick xanh trách nhiệm) tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).Gần 200 đại biểu dự hội nghị đã thảo luận về thực trạng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của vùng Tây nguyên. Một số ý kiến cho rằng, hiện nay ngoài những đơn vị tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất thì vẫn còn tình trạng hàng kém chất lượng đang phân phối trên thị trường. Điển hình như sản phẩm liên quan đến giá đỗ ngâm hóa chất mới được phát hiện gần đây.Ông Trịnh Tấn Vinh, đại diện Thuần Trịnh Cà phê (H.Di Linh, Lâm Đồng) trăn trở, không chỉ cà phê mà nhiều mặt hàng hiện nay vẫn còn tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng để tuồn ra thị trường. Điển hình như dịp cuối năm 2024, ông cùng đoàn đi xúc tiến thương mại ở TP.HCM thấy các gian hàng trưng bày có cà phê chồn, một loại cà phê có tiếng đắt đỏ lại chỉ được bán với giá hơn 120.000 đồng/kg; trong khi đó cà phê nhân xô bình thường ở Tây nguyên cũng đã có giá trên 100.000 đồng/kg.Đồng quan điểm, ông Trần Huy Đường (trang trại Lamngbiang Farm, TP.Đà Lạt) thừa nhận, các mặt hàng rau củ, nông sản của đơn vị dù đã đạt chuẩn xuất khẩu đi Hàn Quốc nhưng lại không thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước vì họ bán giá quá rẻ dù cùng chủng loại, kích cỡ.Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cũng cho rằng, việc hàng hóa kém chất lượng với giá rẻ hơn xuất hiện trên thị trường là một thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên, người tiêu dùng không phải ai cũng có đủ thông tin, kiến thức để nhận diện, phân biệt hàng thật hay hàng giả nên chịu thiệt thòi. Do đó thương hiệu "tick xanh" giống như bộ nhận diện cho hàng chính hãng được các nhà phân phối kiểm chứng giúp cho người tiêu dùng thuận lợi trong lựa chọn sản phẩm.Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa được TP.HCM phát động với mục tiêu định hướng sản xuất an toàn, bền vững thông qua tín hiệu thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch và trung thực. Triển khai từ tháng 3.2024, đến nay đã có 8 hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đồng thuận, tiên phong với vai trò dẫn dắt nhà cung cấp thuộc hệ thống tham gia chương trình.Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương, cho biết mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng nền tảng chuỗi cung ứng hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng tại địa phương. Với hệ thống các nhà phân phối hiện tại, ngay từ đầu năm 2025 này chương trình sẽ được triển khai ở Tây nguyên để tạo cơ hội cho các nhà sản xuất sản phẩm có trách nhiệm mở rộng thị trường tiêu thụ và từng bước loại bỏ nhà sản xuất hàng kém chất lượng.Theo Sở Công thương TP.HCM, đến hiện tại có các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia "Tick xanh trách nhiệm" gồm Saigon Co.op, Satra, AEON, MM Mega Market, Central Retail, Bách Hóa Xanh, Wincommerce, Kingfood Market. Tại hội nghị cũng có một số đơn vị phân phối đã tìm hiểu và sẽ đăng ký tham gia chương trình trong thời gian tới.Cũng tại hội nghị đã diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa Sở NN-PTNT TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên với các hệ thống phân phối tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm".Sau khi ký kết, các đơn vị, doanh nghiệp tại các địa phương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm" với nhiều cam kết kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không cung cấp sản phẩm không an toàn, sản phẩm bẩn. Về phía người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận diện với logo "Tick xanh trách nhiệm" tại các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia chương trình.
Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc.
Tác giả 'Những vần thơ của quỷ Satan' Salman Rushdie ra hồi ký sau khi bị đâm
Theo dự thảo, một số khái niệm liên quan đến hoạt động báo chí trên không gian mạng được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, dự thảo bổ sung 3 sản phẩm thông tin mới, trong đó mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin được thiết lập trên nền tảng trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng trên mạng, cung cấp các dịch vụ, công cụ cho phép người sử dụng dịch vụ cung cấp, trao đổi, tương tác, chia sẻ thông tin với nhau.Tổ hợp báo chí truyền thông là mô hình hoạt động của cơ quan báo chí có nhiều loại hình báo chí, có các cơ quan báo chí trực thuộc, doanh nghiệp trực thuộc, đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ.Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện là tổ hợp báo chí truyền thông hoạt động nhiều loại hình, nhiều dịch vụ, có vai trò nòng cốt định hướng dư luận xã hội, có cơ chế hoạt động đặc thù.Đáng chú ý, tại dự thảo luật Báo chí (sửa đổi), Bộ TT-TT đã bổ sung quy định hoạt động báo chí trên không gian mạng. Theo đó, tại điều 30 dự thảo đề xuất, hoạt động trên không gian mạng của cơ quan báo chí phải tuân thủ quy định pháp luật về báo chí, quy định pháp luật về an ninh mạng, quy định về tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Nhà nước đầu tư công cụ số để thực hiện giám sát hoạt động báo chí trên không gian mạng phục vụ công tác quản lý báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí.Nền tảng số báo chí ngoài đăng nội dung báo chí còn được tích hợp hoạt động dịch vụ trực tuyến theo quy định của pháp luật.Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng tin, bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí. Việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ.Về trách nhiệm của cơ quan báo chí khi hoạt động báo chí trên không gian mạng, dự thảo quy định: cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung, bản quyền khi đăng, phát thông tin lên không gian mạng. Thông tin do cơ quan báo chí đưa lên không gian mạng phải có đăng, phát trên hệ thống chính thống của cơ quan báo chí, biên tập nội dung phù hợp với không gian mạng.Cơ quan báo chí thực hiện đăng ký, thông báo, kết nối hệ thống với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí khi mở các kênh nội dung trên không gian mạng. Cơ quan báo chí phải thực hiện kết nối trực tuyến với hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để đo kiểm xu hướng thông tin trên không gian mạng theo quy định của Chính phủ.Tại dự thảo lần này, Bộ TT-TT cũng sửa đổi, bổ sung quy định về cải chính trên báo chí. Theo đó, cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; đồng thời, phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát trên báo chí điện tử và trên không gian mạng nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.